Trồng Trọt
Sâu đục trái cây có múi và giải pháp quản lý.

Về đặc điểm hình thái và sinh học, trứng được đẻ thành từng ổ trên bề mặt vỏ trái, mỗi ổ từ 3->18 trứng. Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày, trứng nở ra ở trên bề mặt vỏ trái, sau 5-6 ngày trứng dính trên vỏ bưởi và nở.

Vòng đời và triệu chứng gây hại của sâu đục trái.

Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella - Thuộc họ: Pyralidae; Bộ Lepidoptera. Phân bố ở khu vực Đông Nam Á, sâu đục trái cây có múi được ghi nhận tại Indonesia, Malaysia, Singapore,Thái Lan,.... Ở Việt Nam chúng được ghi nhận xuất hiện và gây hại ở các tỉnh Khánh Hòa, Bình Phước và ở khắp các vùng trồng cây có múi ở ĐBSCL như: Hậu giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền giang, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ,... Ký chủ của sâu đục trái trên cây có múi gồm bưởi, chanh, quýt hồng,...Ở ĐBSCL, sâu gây hại phổ biến và nặng nhất  trên bưởi, trong đó nặng nhất là bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, bưởi Lông Cổ Cò,....Gần đây, nhiều nơi sâu đục trái còn lây lan và gây hại trên cây cam sành và rải rác một số cây có múi khác.

    Về đặc điểm hình thái và sinh học, trứng được đẻ thành từng ổ trên bề mặt vỏ trái, mỗi ổ từ 3->18 trứng. Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày, trứng nở ra ở trên bề mặt vỏ trái, sau 5-6 ngày trứng dính trên vỏ bưởi và nở.
Sau khi nở 1-2 giờ thì sâu non đục thẳng, nhanh chóng chui vào bên trong vỏ trái để gây hại, đây là giai đoạn rất quan trọng cần được xác định trước đó để phun xịt kịp thời và hiệu quả; nếu sau đó rất khó trị do sâu đã chui vào bên trong trái, ăn vỏ, ăn phần xốp và ăn hột của trái, sau đó sâu lớn dần, phun thuốc trễ hiệu quả không cao,  gây lãng phí, ô nhiễm môi trường và không an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ấu trùng phát triển trong vòng 9-15 ngày qua 4 lần lột xác thành 5 giai đoạn tuổi,  Nhộng được hình thành dưới đất và phát triển từ 7-10 ngày. Bướm rất nhỏ, sải cánh rộng 2-3 mm. Cánh trước màu xám nâu, cánh sau màu xám trắng.
Vừa nở sâu non đục vào phần vỏ trái ăn phần xốp và sâu đủ lớn đục vào bên trong ăn phần thịt trái , Sâu đục và ăn rất nhanh, sâu ăn và thải phân tạo thành lớp mùn cưa bên ngoài vỏ trái, trái bị hại thường bị xì mủ.. Sâu đục tạo vết thương có thể làm bội nhiễm các loại nấm bệnh, giòi,… trái bị hư và rụng hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giá trị thương phẩm của trái. Sâu thường đục từ vị trí giữa trái xuống đáy trái. sâu có thể gây hại ở tất các giai đoạn phát triển của trái từ rất sớm sau đậu trái đến trái gần thu hoạch.
Nhằm đánh giá tình hình gây hại và đề ra các giải pháp quản lý sâu đục trái bưởi ngày 26 tháng 04 năm 2013, tại Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ đã tổ chức Hội thảo “Sâu đục trái cây có múi và giải pháp quản lý” với sự có mặt của Lãnh đạo Cục BVTV, các nhà khoa học khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng và lãnh đạo chi cục BVTV một số tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang và Trà Vinh.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đã báo cáo về một số đặc điểm về sinh học và sinh thái học của sâu đục trái bưởi và đề xuất qui trình tạm thời quản lý sâu đục trái bưởi:
- Vệ sinh vườn thật kỹ (thường xuyên tỉa và tiêu hủy toàn bộ trái bị nhiễm sâu kể cả những trái rụng trên mặt đất để diệt sâu), bồi bùn để hạn chế nơi sâu làm nhộng, phun nước lên tán cây để hạn chế sâu đẻ trứng, sử dụng ánh sáng đèn xua đuổi thành trùng.
- Tạo điều kiện cho cây ra chồi và hoa đồng loạt bằng việc cắt tỉa cành và chế độ phân bón hợp lý để tăng sức khỏe cho cây.
- Bao trái sau khi trái đậu khoảng 1 tháng kết hợp với tỉa bớt một số quả có phẩm chất kém, trước khi bao trái nên phun thuốc trừ sâu kết hợp dầu khoáng toàn bộ vườn thì hiệu quả bao trái sẽ rất cao.
- Thu gom những trái bị sâu đục mang đi tiêu hủy bằng cách bỏ vào dung dịch nước vôi 2% để diệt sâu đục trái hoăc phơi nắng ít nhất 4-5 giờ trước khi đem chôn .
- Thăm vườn thường xuyên để điều tra phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu đục trái và sử dụng thuốc hóa học hợp lý khi sâu mới nở chưa chui vào trái: sử dụng các hoạt chất thuốc gốc cúc tổng hợp kết hợp với dầu khoáng,… tuân thủ nguyên tắc 04 đúng khi phun thuốc.
- Áp dụng biện pháp sinh học, nuôi dưỡng và bảo vệ kiến vàng trong vườn.

Chi cục BVTV TP. Cần Thơ.



CÁC TIN KHÁC: